Khái lược Quách_Lạc_La_thị

Trước khi Hậu Kim thành lập, Quách Lạc La thị phân tán ở các vùng như Triêm Hà (nay là lưu vực sông Sông Dương thuộc Cát Lâm), Mã Sát (nay là lưu vực sông Hồn thuộc Cát Lâm) hay Nột Ân (nay là Phủ Tùng thuộc Cát Lâm). Về sau, tộc Đạt Oát Nhĩ (Ta-hua, một dân tộc ở Hắc Long Giang) đã bắt đầu sử dụng họ này. Một học giả người Nga là S.M.Shirokogoroff đã trình bày nghiên cứu của mình trong "Tổ chức xã hội Mãn tộc" rằng Quách Lạc La thị trong tiếng Mãn nghĩa là "móc câu", "khom người" hoặc "phóng túng. "Hoàng triều thông chí" do Lưu Dung biên soạn vào thời Càn Long nhận định rằng Quách Lạc La thị cũng giống với các họ Mãn khác, đều lấy địa danh làm họ.

Ngoại trừ có nguồn gốc là một họ của người Mãn, Quách Lạc La thị còn có nguồn gốc từ họ của người Tích Bá tộc. Từ xưa, trong Tích Bá tộc đã có họ Quách Lạc La thị, là cùng nguyên cùng tổ với Quách Lạc La thị của người Mãn (căn cứ theo Tích Bá tộc vốn thuộc 64 bộ của nhà Thanh,[2] thuộc vào Tích Bá bộ của Hải Tây Nữ Chân, sau khi nhà Thanh thành lập thì tách ra thành Tích Bá tộc[3]).

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, người họ Quách Lạc La thị phần lớn đổi thành họ Quách thị hay Cao thị.